Trên đường tị nạn: một nơi tạm dung

Bùi Văn Phú

Trong hai thập niên kể từ sau ngày 30.4.1975 đã có gần một triệu người Việt liều mình vượt biên, vượt biển. Thuyền bè mong manh đưa họ đến được những quốc gia lân bang trong vùng như Thái Lan, Malaysia, Indonesia hay Hong Kong, Philippines.

Xác tàu vượt biển còn lại sau một hải trình đầy sóng gió và gian nan.

Đến được một quốc gia Đông nam Á, người vượt biển tạm sống dăm bảy tháng, có khi vài ba năm trong các trại để chờ được định cư. Những nơi đây đã là chốn tạm dung, là nhà trong những ngày đầu của cuộc sống tị nạn, tha hương. Cảnh trại Galang ở Indonesia, nơi đã đón tiếp hàng trăm nghìn thuyền nhân Việt Nam

Người vượt biển gồm mọi lứa tuổi. Một cụ già vượt biển đến Hong Kong

Phụ nữ đến được trại Palawan, Philippines

Hai chị em còn thơ theo cha mẹ vượt biển đến Galang, Indonesia

Đời sống trại tị nạn thiếu thốn nhiều thứ, nhưng Cao ủy Tị nạn lo cho mọi người có một mái che, có đủ cơm ăn trong khi chờ đợi định cư. Những thanh niên ở trại Galang đang chia nhau miếng cơm

Bữa ăn trong trại cấm Hei Ling Chau, Hong Kong

Quán cà phê là nơi giúp người vượt biển khuây khỏa nỗi buồn chờ mong

Một ngôi trường trong trại Panat Nikhom ở Thái Lan. Trẻ em vượt biển được theo học phổ thông trong các trường do cơ quan bác ái điều hành và được nhiều người tị nạn có kinh nghiệm tình nguyện đứng ra dạy để giúp các em bớt gián đoạn việc học khi thời gian chờ đợi trong trại có thể kéo dài vài năm

Đời sống tâm linh của thuyền nhân vượt biển được giới chức trại quan tâm. Nhiều nhà thờ, chùa, thánh thất đã được xây dựng để người tị nạn có chốn thờ phượng và cầu nguyện. Những dịp lễ lớn như Phật Đản, Giáng Sinh đều được tổ chức trang trọng

Có những người đến được bến bờ Galang bình yên nhưng qua đời vì già yếu hay bệnh tật trong thời gian tạm trú trong trại

Miếu tưởng niệm hai cô gái tự tử chết trong trại Galang, Indonesia vì không chịu nổi ám ảnh bị làm nhục trên biển bởi hải tặc

Người vượt biển đến được các trung tâm tiếp nhận được Cao ủy Tị nạn giúp đỡ trong khi chờ đợi phỏng vấn để được nhận cho định cư ở một nước thứ ba. Đây là văn phòng Cao ủy Tị nạn trong trại Palawan, Philippines. Đến đầu thập niên 1990 có chính sách thanh lọc, cưỡng bách hồi hương khiến một số thuyền nhân tự tử phản đối

“Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về…” là câu hát phát ra vào sáng sớm từ những loa phóng thanh trong trại, báo hiệu một ngày có những người tị nạn được lên đường đi định cư. Cảnh tàu rời bến Galang, Indonesia chở người tị nạn qua Singapore để đáp máy bay đi định cư

Lúc này người tị nạn mang cảm xúc buồn vui lẫn lộn. Buồn vì phải rời chốn tạm dung, bỏ lại bạn bè đã cùng nhau chịu đựng gian nan trên đường vượt biên, cùng nhau chia sẻ những buồn vui trong trại tị nạn. Nhưng vui vì một tương lai mới đang chờ đón trước mặt. Cảnh chia tay tại sân bay đảo Palawan, Philippines

Theo Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc, trong số những người ra đi có đến một phần tư, tức đôi ba chục vạn người, đã không đến được bến bờ. Họ đã bỏ mình vì tầu chìm trong bão tố, vì lạc phương hướng nên trôi dạt giữa biển khơi cho đến khi cạn hết lương thực, nước uống và phải chết khô, chết đói. Có người chết dưới bàn tay thô bạo của hải tặc

© 2010 Buivanphu

About Bùi Văn Phú

Bùi Văn Phú is a community college instructor and a freelance writer from San Francisco Bay Area. He worked with Peace Corps as a volunteer high school teacher in Togo, Africa and an educational consultant for United Nations High Commissioner for Refugees in Southeast Asia. Bùi Văn Phú hiện dạy đại học cộng đồng và là một nhà báo tự do sống tại vùng Vịnh San Francisco, California. Trong thập niên 1980, ông làm tình nguyện viên của Peace Corps dạy trung học ở Togo, Phi Châu và làm tham vấn giáo dục cho Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc tại Đông nam Á.
This entry was posted in cộng đồng, đời sống and tagged , , , , , , . Bookmark the permalink.

3 Responses to Trên đường tị nạn: một nơi tạm dung

  1. Pingback: Tin 26-4-2010 « BA SÀM

  2. Bình Minh says:

    Xin phép, tôi copy mấy hình nầy về máy có được không ạ?

  3. Thiện Nhân says:

    Người Việt vốn nặng tình với quê hương. Vì sao họ phải ra đi? Ai phải chịu trách nhiệm về làn sóng thuyền nhân? Lịch sử sẽ phán xét!

Leave a comment