Trò chuyện cùng Allison Thái, tân sinh viên Đại học Berkeley

Bùi Văn Phú

[English version follows the Vietnamese translation]

Allison Thai

Ít ngày nữa, sinh viên và học sinh các cấp lớp sẽ bắt đầu niên học 2012-13. Trong những ngày hè chúng tôi có dịp trò chuyện với em Allison Thái vừa tốt nghiệp trung học từ trường Skyline High ở Thành phố Oakland, California và đã được nhận vào Đại học U.C. Berkeley.

Em trả lời bằng tiếng Anh, tác giả dịch ra tiếng Việt.

*

– Nguyên do khiến em đã chọn U.C. Berkeley?

Thành thực mà nói em không bao giờ tưởng tượng một ngày em sẽ học ở U.C. Berkeley, bởi vì em đã mơ ước đi học một trường ở miền Đông. Tuy nhiên, theo thời gian cách suy nghĩ đó thay đổi và em nhận ra rằng ngoài chuyện được gần nhà thì đó còn là một cộng đồng gần gũi nhau trong Đại học Tài nguyên Thiên nhiên và một ngôi trường đa dạng đã cống hiến một không khí trọn vẹn mà em mơ ước được giáo dục trong đó.

– Em có nộp đơn vào những trường khác không?

Em có nộp đơn vào hai đại học tư ở miền Đông, nhưng cả hai không nhận. Em cũng nộp đơn cho 4 trường U.C. là Davis, San Diego, Los Angeles và dĩ nhiên Berkeley. Em thực sự hãnh diện vì được cả 4 trường nhận.

– Được nhận vào Đại học Berkeley thì thật là khó, những gì cho thấy em là một học sinh nổi bật?

Khi lên cấp 3 em đã cố gắng nhận ra những cá tính của mình trong số 1200 học sinh. Vì thế năm đầu tiên em gia nhập đội banh lông, đội cầu lông và hai chương trình giáo dục chuẩn bị đại học nên đã cho em cơ hội tham gia vào những lớp hè và ngay cả trong niên học.

Với em, điều quan trọng là sinh hoạt cộng đồng, đặc biệt là qua nhóm Key Club đã trở thành nét chính của con người em vì nó đưa em đến vai trò lãnh đạo tại trường, thúc đẩy em không chỉ làm công tác nhóm mà còn tìm những cơ hội hoạt động trong vùng Vịnh. Em đã có thời gian giúp các vị cao niên, giúp những trẻ em đến từ những gia đình thiếu cơ hội.

Năm cuối bậc trung học em là đội trưởng các đội thể thao và là chủ tịch của Key Club hai năm. Tuy nhiên, để xác định một điều nổi bật về em thì đó là tính đam mê học hỏi kỉ năng lãnh đạo qua thể thao, sinh hoạt hội và ngay trong lớp học. Qua tiến trình đó em nhận ra những nhân cách riêng trong khả năng lãnh đạo mà em đã phát triển.

– Điểm GPA trong học bạ và điểm thi của em chắc phải tốt lắm?

Em đứng thứ 7 trong lớp với điểm học bạ 4.37. Điểm thi SAT là 1750 thì không cao. Em không thi giỏi và em cũng không tin điểm bài thi chứng minh được sự thông minh của một học sinh. Em rất mừng là trường U.C. không xem xét một học sinh qua những con số, mà thay vào đó là những gì mà một sinh viên sẽ cống hiến cho ngôi trường rất đa dạng như Đại học Berkeley.

– Trong những năm đi học em đã tìm sự hướng dẫn về học hành từ đâu?

Ngay từ ngày còn nhỏ, anh của em đã cho em những lời khuyên quí báu về việc học. Lớn hơn em 7 tuổi vì thế anh có thể nói là anh đã trải qua và chỉ bảo cho em. Tuy nhiên, sau này anh đi học ở MIT rất xa nhà nên không thể giúp em hằng ngày.

Lên cấp 3 có thày Israel Hernandez. Thày là giáo viên hướng dẫn của chương trình Early Academic Outreach Program (EAOP) mà em tham gia từ khi mới lên cấp 3. Thày giúp em tìm học bổng, viết bài luận văn cá nhân để nộp đơn xin học. Em nhờ thày rất nhiều để đạt được thành công như hôm nay.

– Để chuẩn bị vào đại học như U.C. Berkeley, em đã làm những gì ở cấp 3?

Như đã trình bày ở trên, ngay từ đầu em tham gia các môn thể thao, hội Key Club và các chương trình hướng dẫn giáo dục. Ngoài ra em cũng học tất cả 9 lớp AP và vài lớp Honor trong những năm ở cấp 3. Những lớp trình độ cao đã buộc em cố gắng và ép em vào khuôn khổ chăm học. Em cũng dành hai năm để chuẩn bị cho bài luận văn giới thiệu về mình và thủ tục nộp đơn xin học.

– Những môn học nào ở cấp 3 em thích nhất?

Đầu tiên là toán, sau đó em nhận ra mình thích học những môn về môi trường.

– Em có tham gia sinh hoạt thể thao, xã hội?

Có. Em thấy chơi cầu lông là cách làm giảm bớt những căng thẳng để em có thể chú tâm hơn đến việc học.

Thêm vào đó, Key Club không chỉ phục vụ mà còn là một nhóm xã hội có mạng lưới rộng lớn với hội viên ở California, Nevada và Hawaii. Qua hội này em đã học hỏi được nhiều kỉ năng lãnh đạo và cho em những cơ hội thử những cái mới và tìm những cơ hội mới.

– Em thích nhất điều gì ở cấp 3 và ghét nhất điều gì?

Em thích những thày cô yêu nghề. Em thấy nếu một thày yêu thích môn dạy thì sẽ truyền đạt tốt cho học sinh. Có những thày cô không quan tâm đến chuyên môn nữa, vì thế khi em tìm được thày có cách dạy làm cho môn học trở nên sống động thì em cảm thấy phấn khởi để học tốt hơn, học nhiều hơn và quan trọng nhất là nhìn ra bức tranh tổng thể.

Như thế để trả lời phần hai, em ghét nhất là khi có một thày cô không còn yêu nghề dạy học, vì học sinh rất cần thày cô khích lệ các em, khuyến khích thành công và chuyển đạt những đam mê của thày cô về môn học của mình đến với các em.

– Theo một thăm dò toàn quốc gần đây của Center for American Progress, đa số học sinh nói rằng những gì các em học trong lớp thì quá dễ. Em đồng ý không?

Thành thật mà nói, trong một lớp học tiêu biểu thì đúng thế. Em thấy có những lớp quá dễ, vì thế mới có những lớp AP. Em chưa học qua bất cứ lớp “dễ” nào, hay môn học nào gọi là “dễ”. Thực ra là tùy thuộc vào thày cô phụ trách và cách giảng dạy. Tuy nhiên em cũng thấy nhiều học sinh không cố gắng hết sức nên thày cô cũng không. Đó là quan hệ hai chiều, thày cô và học sinh cần tìm cách làm sao giúp nhau thăng tiến. Thiếu xót này làm hại thêm cho học hệ thống giáo dục.

– Em có lời khuyên nào dành cho học sinh trung học?

Em chỉ có một lời khuyên, đó là đừng để bị chia trí bới những nam sinh dễ thương, những chuyện đầy kịch tính của bạn và những vui chơi cuối tuần. Rất nhiều điều chung quanh cuộc sống làm phân tâm, nhưng nhìn ra bức tranh tổng thể là điều quan trọng.

Bố mẹ em, thày cô và anh của em luôn nhắc nhở về sự quan trọng của giáo dục. Anh của em nói rằng cuối cùng thì những lợi ích giáo dục đem lại sẽ cao hơn là phí tổn phải trả cho giáo dục.

Nói đơn giản, bất cứ sự phân tâm nào các em gặp phải, hãy nhận ra rằng nếu mình chú ý đến thành quả hơn là những cản trở thì một ngày nào đó sẽ thành công, rồi khi nhìn lại sẽ nhận ra rằng mình đã làm tất cả có thể để tiến đến một tương lai đẹp nhất.

– Em định làm nghề gì trong tương lai?

Em chưa định chắc. Em vẫn còn thời gian để thực sự nghĩ đến nghề tương lai. Chắc chắn là em muốn làm gì đó để giúp môi trường.

– Nếu em có thể làm điều gì đó để thay đổi thế giới, đó là điều gì?

Em sẽ lập ra một hội bất vụ lợi để giúp những quốc gia nghèo.

– Ai được em coi là anh hùng?

Em thích câu hỏi này bởi vì nó rất dễ cho em trả lời. Đó là anh của em. Anh đã thấy những điều tệ nhất, những lỗi lầm của em nhưng vẫn thương và hỗ trợ em cho đến nay. Anh không chỉ là anh hùng mà còn là tấm gương cho em. Em nhìn anh với ánh mắt sáng ngời thấy anh theo đuổi ước mơ và những gì anh yêu thích.

Anh muốn trở thành “Bác sĩ Thái” trong tương lai, nhưng đó không phải là điều em muốn và anh giúp em nhận ra rằng đó không phải là con đường duy nhất gọi là thành công. Em nhìn bên cạnh đó là bức tranh rộng hơn, sự thành công, những thành quả đạt được chính là nhờ giáo dục, vì thế đó là điều dễ dàng để em trở nên cố gắng đạt mục đích.

– Em làm gì khi có thời gian rảnh?

Em dành thời gian cho gia đình và bạn. Em và mẹ rất gần gũi với nhau, phản ánh qua những buổi đi chơi vùng Vịnh. Những thời gian khác em chơi với bạn. Có khi ngồi trên đồi ngó xuống vịnh hay đi lòng vòng qua những con phố đông người quanh trường U.C. Berkeley.

– Em có bao giờ du lịch nước ngoài chưa?

Chưa. Em mơ ước một ngày du học Singapore bởi vì ở đó có chương trình học về môi trường rất tốt cho sinh viên U.C. Berkeley.

– Em có biết ngoại ngữ nào không?

Em biết nói tiếng Triều-Châu là một loại tiếng Hoa. Cả nhà em nói tiếng Triều-Châu nên em lớn lên trong môi trường ngôn ngữ đó. Biết ngôn ngữ này em cảm thấy mình đặc biệt vì có ít người sử dụng và em cảm thấy tình cảm giữa em và anh của em gần gũi nhau hơn.

– Em coi mình là người Mỹ hay Mỹ gốc Á?

Em coi mình người Mỹ gốc Việt-Hoa vì em lớn lên học hỏi được cả ba nền văn hoá, đó là những truyền thống Trung Hoa, món ăn Việt và “lối sống” Mỹ. Ba nền văn hoá đã tác động mạnh đến những thành công cho em. Em thật là may mắn được lớn lên trong ba nền văn hoá đó và học được một ngôn ngữ rất đặc biệt.

© 2012 Buivanphu

*

Đại học Berkeley có đông sinh viên gốc Á theo học

Chatting with U.C. Berkeley incoming freshman Allison Thai

– Why did you choose U.C. Berkeley for your education?

Honestly, I never imagined myself attending U.C. Berkeley because I yearned to go to a college in the East Coast. However, along the way, my mindset changed and I realized that I may be close to home and the school itself offered me everything: a close knit community in the College of Natural Resources as well as a diverse community that contributed to the entire atmosphere that I wish to educate myself in.

– Did you also apply for other schools?

I applied to two private universities in the east coast. I was not offered admission to either. I applied to four U.C.’s which includes Davis, San Diego, Los Angeles, and of course, Berkeley. I’m proud to say I was offered admissions to all four U.C.’s.

– Getting into U.C. Berkeley is very competitive, what made you an outstanding candidate?

Entering high school, I strived to find my individuality in a crowd of 1,200 student population. My freshman year, I joined the tennis and badminton team, as well as two educational preparation programs which offered me classes to take throughout the summers and during school years.

For me, it was always important to also do community service. The Key Club shaped me into a leader throughout my high school years, pushing me to not only do service for the club level, but seek other opportunities throughout the Bay Area. I dedicated my time helping elders and children from disadvantaged backgrounds. I became a leader of sport teams and co-president of Key Club for two years. Along the way, I found my individuality within the leadership skills I’ve developed.

– Your GPA and test scores must be very impressive. Is this right?

I’m ranked 7th in my class, my GPA ranges out to be a 4.37. My SAT score is 1750 which isn’t impressive. But I’m not much of a test taker nor do I believe that tests prove one’s intelligence. I’m glad that U.C. system does not define a student by numbers, but rather, what a student can offer and contribute to such a diverse campus.

– How did you get academic advice?

Ever since I was little, my older brother offered me so much valuable academic advice. He is 7 years older than me, so you can say he’s been through it and can provide me with his experiences and advice. Since he left for M.I.T., I could not get help on a day to day basis.

In high school Mr. Israel Hernandez helped me. He is an advisor from the program I joined from my freshman year called Early Academic Outreach Program (EAOP). He helped me with my scholarships, personal statements, etc… I owe a lot of my successes to him.

– To prepare for college study at school like U.C. Berkeley, what did you do in high school?

As I mentioned earlier, I made a long term commitment to sports, Key Club, and educational guidance programs early on. Also, I enrolled in 9 advancement courses as well as several honor classes throughout high school which offered me rigorous classes as well as disciplining me on my study habits. I spent the last two years preparing for the personal statements and application process.

– Your favorite subject in high school?

I started out with math. But along the way, I realized I found a passion in environmental topics.

– Any extra-curriculum or social activities?

I did sports. I found out that playing badminton helped me relieve a lot of my stress so I can strengthen my academic skills.

Additionally, Key Club was not only a service club, but also a social one because it connected to a large spectrum of people all over California, Nevada, and Hawaii. It was a great learning experience. I owe Key Club a lot of appreciation for my leadership skills and pushing me to try new things and seek more opportunities.

– What do you like most about high school? What do you hate?

I loved my teachers that obviously love what they teach. I found that if a teacher has a passion for the subject, it will pass onto the student as well. I had a lot of teachers who didn’t really care for the subject anymore, so whenever I find a teacher that brings life to the subject, I find that I do better in the class because I’m inspired to do better, to want to learn more, and most importantly, see the bigger picture.

So to answer the second question, I hated stumbling across the teachers that lost the passion because as a high school student, you need to be able to inspire the youth, to encourage success, and to pass on the passion you have for the subject onto the student.

– According to a recent national survey conducted by the Center for American Progress, the majority of U.S. students said what they learned in class was too easy. Do you agree?

Honestly, in typical classes, yes, I find that the classes are way too easy, but this is why there are advance placement courses. I haven’t experienced any real “easy” or real “easy” subject. I think it all depends on the teachers that teach subject and their teaching styles.

I think a lot of students aren’t living up to their full potential, therefore, the teachers aren’t either. It’s a two way street, and both student and teacher need to meet halfway, however, to me, this is lacking and therefore, adding harm to our educational system.

– Any advice for the high school students?

If I can offer one piece of advice, I would say that it’s easy to be distracted from cute boys, drama from friends, and weekend activities. There are a lot of distractions around us so seeing the bigger picture is very important.

My parents were constant reminders of the importance of education. My teachers always remind me of the importance of education, and even my brother always reminded me that by the end, the benefits outweigh the costs. So to make it simple, whatever distractions you may stumble upon, just realize that if you keep your eye on the prize despite these barriers, you will only achieve success and one day, look back and realize you really DID do everything possible to obtain the brightest future.

– Your career plan?

My career plan isn’t set in stone yet. I have a lot of time to really think about it. All I know for sure right now is that I want to do something that helps the environment.

– If you can do anything to change the world, what would that be?

I would start my own non-profit organization dedicated to helping third world countries.

– Who is your hero?

I enjoy this question, because it’s simply so easy to me. My brother. My brother has seen me at my worse, loved me despite my flaws and mistakes, and supported me throughout my entire life. He’s not only my hero, but my inspiration. I watch him with gleaming eyes as he follows his dreams, and do what he loves.

He wants to be “Dr. Thai” in his future, but he knows this isn’t what I want, but acknowledges that this isn’t the only path that’s successful. I see from the sidelines the bigger picture, the successes, the rewards that come from education, therefore, it’s easy for me to become motivated and to want to obtain the same thing.

– What do you do with your free time?

I spend time with my family and friends. My mother and I have a really strong relationship which is reflected on our weekend adventures throughout the bay area. Other times, I’m with my friends. We usually do things ranging from sitting on a peak, looking at the bay area view, or just wandering through the busy streets around U.C. Berkeley.

– Have you ever traveled abroad?

No. But one day I want to study abroad in Singapore University because it has a good environmental program there for U.C. Berkeley students.

– Do you speak any foreign language?

Yes, I speak Trieu-Chau, a Chinese dialect. My entire family speaks this language, so I grew up learning it. With this language, I feel unique because most people don’t know it, and it bonds my brother and I even closer.

– Do you consider yourself American or Asian-American?

I consider myself a Chinese-Vietnamese-American because I grew up learning all three cultures whether the Chinese traditions, Vietnamese foods, or American “way of life.” All three cultures contribute immensely to who I am, and helped me reach where I am today. I am priveldged to have grown up in three distinct cultures as well as learning such an unique dialect.

© 2012 Buivanphu

About Bùi Văn Phú

Bùi Văn Phú is a community college instructor and a freelance writer from San Francisco Bay Area. He worked with Peace Corps as a volunteer high school teacher in Togo, Africa and an educational consultant for United Nations High Commissioner for Refugees in Southeast Asia. Bùi Văn Phú hiện dạy đại học cộng đồng và là một nhà báo tự do sống tại vùng Vịnh San Francisco, California. Trong thập niên 1980, ông làm tình nguyện viên của Peace Corps dạy trung học ở Togo, Phi Châu và làm tham vấn giáo dục cho Cao ủy Tị nạn Liên hiệp quốc tại Đông nam Á.
This entry was posted in giáo dục and tagged , , . Bookmark the permalink.

Leave a comment